Muỗi Aedes Truyền Bệnh Sốt Xuất Huyết
Muỗi trưởng thành thường sống trong những chỗ tối của ngôi nhà. (tủ, gậm giường, sau rèm, trong màn). Vì ở những chỗ đó, muỗi có thể tránh gió, mưa và giúp chúng sống lâu hơn. Chúng thích đẻ trứng trong những dụng cụ chứa nước sạch và những nơi nước đọng ở lốp xe, chậu cây cảnh, dụng cụ phế thải quanh nhà… Dựa vào đặc tính muỗi Aedes chúng ta có cách diệt muỗi hiệu quả hơn.
MUỖI AEDES
Vòng đời của muỗi qua 4 giai đoạn:
Trứng- bọ gậy- quăng – muỗi trưởng thành
- Muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết đẻ trứng tại các dụng cụ chứa nước. Đặc biệt là nước đọng lại ở trong nhà và khu vực quanh nhà (thùng bỏ không, rác thải, lốp xe hỏng, chai lọ,…)
- Trứng sau khi nở tiếp xúc với nước. Khả năng sinh tồn của trứng muỗi khá cao, có thể sống trong điều kiện rất khô, và sống trong nhiều tháng liền.
- Trong môi trường thuận lợi, chỉ sau 1 – 3 ngày trứng sẽ phát triển thành bọ gậy
- Bọ gậy phát triển thành loăng quăng trong vòng 5 -8 ngày
- Sau khoảng 2 – 3 ngày tiếp theo, loăng quăng sẽ phát triển thành muỗi non, rồi phát triển thành muỗi trưởng thành.
Chu trình kéo dài từ 10 – 15 ngày và có tính chất lặp lại: muỗi trưởng thành sẽ đẻ trứng. Trứng phát triển thành bọ gậy, loăng quăng muỗi. Trong suốt quãng đời sinh sống, muỗi cái đẻ tới 5 lần, mỗi lần hàng chục trứng.
ĐẶC TÍNH
– Muỗi trưởng thành hút máu vào ban ngày, hoạt động mạnh vào thời điểm bình minh ( 6-8 giờ) và trước hoàng hôn ( 16-18 giờ).
– Muỗi Aedes hút cả máu người lẫn máu động vật khác (chó, mèo,lợn, gà)
– Muỗi Aedes truyền bệnh sốt xuất huyết có thể sinh sống và phát triện ở các điểm ở ngoài nhà để lây nhiễm bệnh từ đống rác, vỏ xe,vật liệu xây dựng, máng nước, bể nước, các chậu cây cảnh đọng nước và nhiều loại vật chứa vvv.. Tạo nên các ổ chứa loăng quăng thuận lợi cho muỗi truyền bệnh.
Chúng thường đốt người vào sáng sớm và chiều tối. Chỉ muỗi cái mới đốt người vì chúng cần protein để đẻ trứng. Trong bất kỳ môi trường nào đều có sự có mặt của con người, khi muỗi sống càng lâu thì khả năng gây bệnh cho con người càng cao.
CÁCH DIỆT MUỖI VÀ PHÒNG CHỐNG
– Dùng cá có sẵn ở địa phương thả vào các dụng cụ chứa nước nhân tạo. Hoặc thả Mesocyclop hoặc ABATE 1SG trong dụng cụ chứa nước.
– Loại bỏ đồ dùng không cần thiết trong nhà và ngoài vườn. (Chai, lọ, lu, vỏ đồ hộp, lốp xe hỏng,vỏ dừa,…). Cọ rửa các dụng cụ chứa nước thường xuyên để diệt trứng muỗi bám trên bề mặt ít nhất 1 lần/tuần. Đây cũng được coi là cách diệt muỗi tận gốc.
– Xử lý hóa chất diệt ấu trùng muỗi ở : hố ga thoát nước, hốc cây, kẽ lá cây, bể cảnh và các ổ nước đọng khác.
– Chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm nên xây xa nhà ở, hạn chế sự tiếp xúc giữa nguồn bệnh & con người để phòng tránh sự lây lan bệnh truyền từ động vật sang người.
Tham khảo thêm một số loại thuốc, giá thuốc và cánh sử dụng thuốc : bấm vào đây
Thuốc Diệt Muỗi, Thuốc Diệt Muỗi Permethrin 50ec, Thuốc Diệt Muỗi Fendona, Thuốc Diệt Muỗi Fendona 10sc,. Thuốc Diệt Muỗi Map Permethrin 50ec, Thuốc Diệt Muỗi Map Permethrin 50ec 1000ml. (Thuốc Diệt Muỗi Có Độc Không…thuốc là phải độc)
Công ty chúng tôi rất mong được hợp tác với Qúy khách! Mọi chi tiết xin liên hệ với văn phòng công ty: Công ty TNHH TM DV trừ mối và côn trùng Hà Lan • Địa chỉ: 280 Hoà Bình, phường Hiệp Tân, quận Tân Phú, TPHCM. • A10/12A5 Ấp 1, Vĩnh Lộc B, Bình Chánh, TPHCM. 📲 : 091.6666.726; ☎ : 0974444355. |
MUỖI ANOPHELES TRUYỀN BỆNH SỐT RÉT – CÁCH PHUN THUỐC DIỆT MUỖI ĐỂ ĐẠT HIỆU CAO – DỊCH VỤ – . DIỆT MUỖI TẬN GỐC – ĐỂ KHÔNG CÓ SỐT XUẤT HUYẾT – THUỐC FENDONA 10SC
