Công ty diệt mối và côn trùng Hà Lan

A10/12A5 Đường 1A, Ấp 1, Vĩnh Lộc B, Bình Chánh, TPHCM.

280 Hoà Bình, phường Hiệp Tân, quận Tân Phú, TPHCM.

164/6 Ấp Dân Thắng 1, Tân Thới Nhì, Hóc Môn, TPHCM

DĐ: 0916666726 ĐT: 0974444355

mối mọt muỗi Gián Gián đất Kiến Kiến ba khoang Chuột Ruồi Rệp giường Ve Chó Diệt Khuẩn Bọ gậy

Loài Mối

Ngày đăng: 25 - 09 - 2020 Tác giả: HALAN Chuyên mục: Chuyên mục Loài Mối, Diệt Mối Lượt xem:1058

  Mối là côn trùng hoạt động trong bóng tối, theo đàn. Thường thấy nhất là mối gỗ ẩm, mối đất, mối gỗ khô. Nếu gỗ không tiếp xúc với đất, chúng có thể xây dựng ống bùn để tiếp cận mục tiêu trên mặt đất. Thức ăn của chúng chủ yếu vào các loại vật liệu có nguồn gốc từ xellulose như, giường, tủ, bàn ghế, cầu thang… Loài Mối có tổ chức xã hội chặt chẽ có mối chúa, vua, thợ, lính. Mối chúa đảm nhiệm chức năng sinh sản và điều tiết hoạt động của tổ. Cách để diệt được tổ mối ( Bạn chỉ cần bắt hoặc diệt được mối chúa, thì những con mối vua, thợ, lính sẽ khó tồn tại được).

I. Các Đặc Tính Của Loài Mối

   Chúng lập thành vương quốc sớm nhất. Cũng như loài Ong và Kiến có tổ chức xã hội chặt chẽ có mối: Chúa – Vua – Thợ – Lính  – Cánh.

Đặc tính của chúng là côn trùng hoạt động trong bóng tối, theo đàn. Sinh sản vào đầu tháng 5 tháng 6 hàng năm, mối cánh từ trong tổ bay ra, bay không lâu thì rụng cánh và bò, con đực tìm con cái giao phối, gặp môi trường thích hợp thì chui xuống đất làm tổ và sinh nở.

Thức ăn của chúng là chất cellulose của thực vật, trực tiếp khai thác là con thợ. Chúng có giác quan hai bên miệng, kiểu nhai đặc biệt, vòm họng rất chắc. Chất cellulose của gỗ khó tiêu hoá. Nhưng trong đường ruột của loài chúng có một loài siêu trùng roi tiết ra dung môi có thể phân giải cellulose thành những chất dinh dưỡng cung cấp cho chúng.

II. Có 3 Nhóm Mối Thường Gặp

Mối đất, Mối gỗ khô, Mối gỗ ẩm.

1. Mối đất, Mối gỗ ẩm

Mối đất hay Mối gỗ ẩm thường xâm nhập vào nhà từ mặt đất. Mối cần đất để tồn tại. Nó sử dụng bùn để giữ ẩm. Vì vậy, chúng để lại những ống bùn khi di chuyển giữa các nguồn thức ăn. Ngoài những ống bùn, đôi cánh bị loại bỏ của chúng là dấu hiệu cho thấy sự hiện diện của chúng. Mối đất có thể xâm nhập vào nhà bạn thông qua các vết nứt trên nền móng và hệ thống ống nước…

Theo một số tài liệu nước ngoài, mối gỗ ẩm rất ít gây thiệt hại cho nhà cửa vì chúng chủ yếu sống bên ngoài trong gỗ ẩm ướt hoặc mục nát. Cây cối, cột hàng rào và khúc gỗ là ngôi nhà chung của chúng. Nhưng trên thực tế, Mối gỗ ẩm là loại mối chiếm số nhiều của loài mối. Chúng tấn công vào tất cả các thanh gỗ khô hay gỗ ẩm, sách vở miễn là vật liệu có nguồn gốc từ xellulose. Trước khi chúng ăn, chúng mang nguồn nước thấm cho các thanh gỗ này ẩm ướt và mềm đi rồi mới ăn.

Mối đất là loại mối có màu xám đen, nó nhỏ hơn mối gỗ và đường mối đi có màu xám. Đặc biệt đường mối rất cứng. Mối đất rất khó diệt, vì nó rất kén mồi. Việc nhử được vào hộp nhử là một vấn đề.

Các đàn mối dưới lòng đất có thể chứa tới hàng triệu con mối. Thiệt hại mà chúng gây ra có thể khá nghiêm trọng, ngay cả đối với các khối bê tông và nhà xây mới. Chúng có thể phá hủy nhanh hơn so với mối gỗ khô của chúng.

2. Mối gỗ khô

Mối gỗ khô sống ở nơi chúng ăn gỗ, chúng ta hay nói đó là mọt gỗ. Nhưng thực tế mối gỗ khô và mọt gỗ là hai loài khác nhau. Vì hai loài này có hoạt động sống giống nhau, nên ta có thể xếp nó vào một. Chúng thường được xác định bởi các viên phân nhỏ hơn hạt gạo, được gọi là phân. Khi chúng ăn gỗ khô, chúng sẽ đuổi phân ra khỏi gỗ. Nó có thể được tìm thấy thành từng đống trên sàn nhà và bên dưới đồ nội thất. Sự phá hoại của mối gỗ khô có thể xảy ra khi đồ đạc bị nhiễm mối được mang vào nhà.

III. Tổ chức xã hội của một tổ mối

Một tổ mối có các thành viên: Mối chúa, Mối vua, Mối thợ, Mối lính và Mối cách.

   Mối chúa, Mối vua, Mối thợ, Mối lính và Mối cách.
Mối chúa, Mối vua, Mối thợ, Mối lính và Mối cách.

  1.Mối chúa và Vua:

Mối chúa và Vua
Mối chúa và Vua

   Mối chúa và Vua có đầu nhỏ, bụng to (có thể dài từ 12-15 cm). Bộ phận sinh dục phát triển. Chúng có thể sống 10 năm, lúc đầu đẻ ít trứng, sau 4-5 năm. Bộ phận sinh dục trưởng thành, mỗi ngày có thể đẻ ra 8.000-10.000 trứng. Con vua có nhiệm vụ chuyên giao phối cho con chúa. Do đó, phải diệt con chúa thì mới diệt được tổ.

  2.Mối thợ:

Mối thợ
Mối thợ

Cơ thể nhỏ, các chi phát triển. Con thợ chiếm số đông, tới 70-80% trong đàn, gánh vác mọi công việc trong vương quốc của chúng. Như xây tổ, làm đường, chuyển trứng, kiếm ăn, hút nước, nuôi những con khác.

  3. Mối lính:

Mối lính
Mối lính

Mối lính phân hóa từ con thợ, chúng không nhiều, chủ yếu canh gác và tấn công bảo vệ tổ và con thợ khi đi kiếm ăn. Cặp hàm trên rất phát triển (là vũ khí lợi hại của chúng), có con còn có tuyến hàm tiết ra dịch nhũ trắng. Khi đánh nhau có thể phun chất dịch làm mê đối phương. Giác quan hai bên miệng của rất đặc biệt, mất khả năng lấy mồi, khi cần thì con thợ phải cho con lính ăn.

  4. Mối cánh:

  Khi ở trong tổ chúng không trực tiếp kiếm ăn được mà phải nhờ đến con thợ. Nhưng các thành viên trong đàn vẫn cần mẫn phục vụ bởi chúng là những con vua, con chúa trong tương lai. Vào đầu tháng 5, tháng 6 hằng năm, mỗi khi thời tiết thay đổi, nhất là khi trời chuẩn bị có mưa lớn. Chúng bắt đầu bay ra và bay lượn cho đến khi rụng cánh. Để bắt đầu thực thi trách nhiệm của mình là tìm chỗ tạo lập tổ tạm thời và sinh đẻ để duy trì nòi giống. https://moi cánh.

Mối cánh
Mối cánh

Trong trường hợp tổ chính bị phá hủy, chúa và vua bị chết, ở tổ phụ ( cách xa tổ chính ) con thợ có thể cho trứng nở thành vua và chúa mới để tiếp tục duy trì nòi giống.

Công ty chúng tôi rất mong được hợp tác với Qúy khách!
Mọi chi tiết xin liên hệ với văn phòng công ty:

Công ty TNHH TM DV trừ mối và côn trùng Hà Lan
📲 : 091.6666.726; ☎ : 0974444355.
Công Ty Diệt Mối
diệt mối tận gốc bảo hành bao lâu?

TRANG CHỦDỊCH VỤLOÀI MỐI – CÁCH DIỆT MỐIDIỆT MỐI 4 LOẠI THUỐC DIỆT MỐI LAN TRUYỀN CHẾT CẢ TỔDỊCH VỤ DIỆT MỐI QUẬN 5KIẾN – KIẾN BA KHOANG

Diệt mối, Diệt mối tận gốc
Diệt mối, Diệt mối tận gốc