Kiến – Kiến Ba Khoang
Kiến là loại côn trùng có tính xã hội cao, chúng sống trong một tập thể. Một tổ kiến gồm có kiến chúa, kiến vua, kiến lính và kiến thợ. Kiến được chia làm rất nhiều loại và mỗi loại có một đặc tính riêng biệt. Như: kiến lửa, kiến gió, kiến ba khoang, kiến đường, kiến bẫy hàm, kiến miki, kiến hôi, kiến vàng… Mỗi loại kiến, có cách diệt kiến khác nhau.
SINH THÁI HỌC CỦA LOÀI KIẾN

Kiến là loại côn trùng (Insecta), thuộc bộ cánh màng (Hymenoptera). Ở Việt Nam đã biết khoảng 400 loài kiến. Kiến chúa phụ trách đẻ trứng và được các kiến thợ kiếm ăn nuôi dưỡng phục vụ phát triển bầy đàn. Các kiến thợ phụ trách xây tổ, kiếm ăn; kiến lính bảo vệ tổ và canh gác tổ.
Tổ kiến thường có khoảng 100 000 con kiến trong một đàn nhưng tất cả chúng chỉ có một mẹ (được gọi là kiến chúa).

Kiến chúa, thời gian đầu đẻ mỗi ngày một trứng. Trứng sẽ phát triển thành ấu trùng trong 25 ngày và sau 10 ngày thì tạo thành một kén trắng nhỏ. Nếu điều kiện thuận lợi, sau vài tuần trứng sẽ nở thành kiến con.
KIẾN CHÚA

Một tổ kiến chỉ có một Kiến chúa duy nhất. Kiến chúa sống trong phòng chúa ở giữa tổ, đảm nhiệm chức năng sinh sản.
Kiến chúa hay còn gọi là kiến cái (nhưng kiến cái không nhất thiết là kiến chua). Kiến chúa không cần giao phối để sinh sản, chúng có thể sinh sản theo hình thức sinh sản đơn tính hoặc sinh sản vô tính và trong trường hợp này thì tất cả các con kiến sinh ra là kiến cái. Tuy nhiên, kiến chúa có thể chọn các tế bào tinh trùng nhận được từ chuyến bay đêm để tạo kiến đực.
Dù được gọi là kiến chúa, lại có ít quyền kiểm soát đối với tổ kiến. Kiến chúa không có quyền kiểm soát hoặc quyết định bất cứ điều gì mà chỉ sinh sản.
KIẾN THỢ
Những con kiến chúng ta thường thấy là kiến thợ. Công việc của chúng là kiếm thức ăn nuôi kiến chúa, ấp trứng, chuyển trứng, nuôi kiến con, đào đất xây dựng tổ…

Tất cả những con kiến thợ này đều là kiến cái nhưng chúng không thể sinh sản được vì cơ cấu giới tính của chúng chưa phát triển đầy đủ. Các con kiến trong mỗi tổ phân biệt với những con cùng loài khác tổ bằng mùi. Khi tổ kiến phát triển mạnh, các con kiến thợ sẽ tấn công kiến chúa và không còn con kiến chúa nào.
KIẾN LÍNH

Một số kiến thợ thành kiến bảo vệ tổ (kiến lính), chúng tăng trưởng rất nhanh và giúp bảo vệ tổ bằng cách tiêm, cắn axit vào kẻ thù. Một số loài khác dùng răng để đuổi các con kiến khác khỏi tổ của mình
KIẾN CÁNH

Trong một khoảng thời gian ngắn mỗi năm, thường là vào những mùa ấm áp hay oi bức, kiến bay đầy trời. Đó chính là những con kiến đực và cái (đã trưởng thành, có thể sinh sản được) đang phối giống.
Phối giống xong, con đực chết. Con kiến cái thường đẻ trứng ngay, dù một số có thể đợi đến mùa Xuân. Khi bắt đầu đẻ trứng, con kiến chúa đẻ khoảng mỗi ngày một trứng.
ĐẶC TÍNH
Kiến ăn nhiều loại thức ăn. Một số ăn hạt giống, xác động vật khác và có cả loài ăn nấm… nhưng hầu hết chúng thích đồ ngọt & mật. Hầu hết những gì chúng làm được là do bản năng. Các con kiến tìm mồi ở khắp mọi nơi, đôi khi lấy của các tổ khác.
Kiến hung hãn và đáng sợ, kiến điên luôn đi thành bầy đàn với số lượng đông khủng khiếp. Chúng cắn và phá hủy mọi thứ nếu muốn. Một sở thích của chúng thật tệ hại, lại chính là phá hủy máy tính, thiết bị điện tử, thẩm chí là xe máy và ô tô.
KIẾN BA KHOANG

Kiến ba khoang (Paederus) là loại côn trùng vùng nhiệt đới, khí hậu nóng ẩm, sinh sản quanh năm, chủ yếu mùa mưa. Chúng thường sống ở ven ruộng, quanh gốc rạ, bãi cỏ, gần vùng nước, ruộng rau, trong những nơi đang xây dựng dở dang. Kiến ba khoang là côn trùng biến thái hoàn toàn, có 02 đôi cánh: đôi cách cứng nằm ở ngoài; đôi cánh lụa gập lại trong cánh cứng, khi bay đôi cánh lụa vươn ra.
Chúng phát triển qua các giai đoạn: trứng – ấu trùng (tuổi I, II) – nhộng – trưởng thành. Trứng đẻ rời rạc từng chiếc trên đất mùn. Cả ấu trùng và trưởng thành đều ăn các côn trùng khác. Nó có khả năng ăn cả thịt và các côn trùng nhỏ hơn. Do vậy, nó đóng vai trò quan trọng trong đấu tranh sinh học phòng chống côn trùng nơi ruộng lúa (‘paddy pests’) và góp phần cân bằng sinh học trong thiên nhiên. Cho nên người ta xếp chúng vào loại côn trùng có lợi.
Đối với loài này thường hoạt động vào ban đêm nhưng chúng lại hoạt động cả ban ngày (điều này có thể giải thích được tại sao buổi tối hay gặp quanh bóng điện sáng).
CÁCH DIỆT KIẾN VÀ PHÒNG CHỐNG
– Vẽ phấn kiến quanh chuồng trại, hoặc rắc bột phấn trên đường kiến đi qua sẽ ngăn được nó. Vì Kiến sợ các chất có canxi.
– Cắt nguồn thức ăn của kiến
– Dùng dầu tràm, dầu sả, dầu hỏa…
– Đối với kiến ba khoang, khi làm việc dưới ánh đèn tránh phản xạ quệt tay khi có cảm giác côn trùng rơi vào cổ, mặt… Buổi tối khi tắm rửa chú ý giũ mạnh khăn mặt trước khi dùng. Khi bắt đầu thấy rát ở một vùng da có thể rửa vùng đó bằng nước muối, xả phòng… để ngăn không nổi thành phỏng nước, phỏng mủ. https://youtu.be/táchạikiếnbakhoang
– Vệ sinh nhà cửa: quét dọn, cọ rửa nền nhà và giữ nhà sạch sẽ.
Chúng ta có thể dùng các cách diệt kiến sau:
– Cách diệt kiến bằng thuốc diệt côn trùng: Thuốc có thành phần Pyrethrine, Alpha Cypermethrin ,…
– Cách diệt kiến bằng bả diệt Kiến. xem thuốc tại đây
Tham khảo thêm một số loại thuốc, giá thuốc và cánh sử dụng thuốc : bấm vào đây
thuốc diệt kiến ; thuốc diệt kiến sinh học ; thuốc diệt kiến an toàn ; thuốc diệt kiến nhật bản ; thuốc diệt kiến regent ; thuốc diệt kiến mua ở đâu
Công ty chúng tôi rất mong được hợp tác với Qúy khách! Mọi chi tiết xin liên hệ với văn phòng công ty: Công ty TNHH TM DV trừ mối và côn trùng Hà Lan • Địa chỉ: 280 Hoà Bình, phường Hiệp Tân, quận Tân Phú, TPHCM. • A10/12A5 Ấp 1, Vĩnh Lộc B, Bình Chánh, TPHCM. 📲 : 091.6666.726; ☎ : 0974444355. |
TRANG CHỦ – DỊCH VỤ – Thuốc diệt Kiến BTK – THUỐC FENDONA 10SC – THUỐC PERMETHRIN 50OD –PHẤN DIỆT KIẾN

Từ khóa:Bả diệt kiến, Bột diệt kiến, Các loài kiến ở Việt Nam, Cách diệt kiến ba khoang an toàn, Cách diệt kiến đen trên cây, Cách diệt kiến lửa trong vườn, Cách diệt kiến trong phòng ngủ, Cách diệt kiến tự nhiên, Cách nuôi kiến chúa, diệt kiến, DIỆT MUỖI, diệt ruồi, kiến, Kiến ba khoang, Kiến ba khoang cắn, Kiến ba khoang có cánh, Kiến ba khoang ở chung cư, Loài kiến, Mùa kiến ba khoang, Sinh sản của kiến, Tập tính của kiến, thuốc diệt bọ chét, THUỐC DIỆT CÔN TRÙNG, thuốc diệt kiến, Thuốc diệt kiến hôi, Thuốc diệt kiến sinh học, thuốc diệt ruổi, thuốc kiến, THUỐC MUỖI, Tìm hiểu về loài kiến, Tổ kiến, Vai trò của kiến, Vết thương kiến ba khoang đốt